Kỳ 1: Ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, thúc đẩy kết nối vùng
Việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông tạo điều kiện thuận lợi phát triển khu
công nghiệp.

Ngay sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Thủ tướng Chính phủ đã đi kiểm tra, thị sát hàng loạt những ng trình trọng điểm về giao thông, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông. Trong khi đó, nhiều địa phương vùng Đông Nam Bộ đang tập trung nguồn lực, tháo gỡ những vướng mắc, ưu tiên đầu tư trọng điểm cho hạ tầng, đô thị và nhất là hệ thống giao thông kết nối vùng.

Diện mạo mới

Những ngày cuối năm 2022, tỉnh Bình Dương đã đưa ng trình xây dựng đường và cầu kết nối Bình Dương với Tây Ninh vào sử dụng. ng trình có tổng mức đầu tư gần 412 tỷ đồng từ vốn ngân sách tỉnh, kết nối hai tỉnh với chiều dài hơn 800m. Đây là một trong những ng trình giao thông trọng điểm của Bình Dương nhằm dần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và kết nối đồng bộ với các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành đánh giá, ng trình sẽ thúc đẩy sự phát triển không chỉ hai tỉnh mà còn cả khu vực Đông Nam Bộ, rút ngắn thời gian di chuyển của các địa phương đến các đầu mối giao thông quan trọng quốc gia như đường Hồ Chí Minh, vành đai 3, 4, sân bay Long Thành, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải…

Cuối năm 2022, cầu vượt thép đầu tiên ở Bình Dương cũng được đưa vào sử dụng. Cầu được xây dựng tại ngã tư 550 (giao giữa đường ĐT743 và ĐT743B), nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Cầu dài hơn 200m, quy mô bốn làn xe, giá trị xây dựng khoảng 115 tỷ đồng. Nút giao 550 là điểm kết nối nhiều khu ng nghiệp trong tỉnh, là đầu mối giao thông tỏa đi Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh. “Nút giao thông thường xuyên kẹt xe, trở thành điểm nóng giao thông trên địa bàn tỉnh. Việc thông xe cầu vượt thép đã làm thay đổi rõ rệt giao thông khu vực này, giúp cho tình hình giao thông đi lại dễ thở hơn nhiều”, ông Nguyễn Văn Út (ngụ TP Dĩ An) phấn khởi nói.

Vui mừng là tâm trạng chung của người dân và doanh nghiệp khi đường ĐT.746, đoạn từ ngã ba Tân Thành (huyện Bắc Tân Uyên) đến ngã ba Hội Nghĩa (thị xã Tân Uyên) được khởi ng trong ngày cuối cùng của năm 2022, với chiều dài hơn 11km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa về các đầu mối giao thông quan trọng như sân bay Long Thành, cảng Thị Vải-Cái Mép, góp phần bảo đảm an toàn giao thông, phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư của địa phương nói riêng và cả vùng nói chung.

Trong năm 2022, tỉnh Bình Dương cũng đồng loạt khởi ng xây dựng nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, trong đó tiêu biểu có dự án BOT nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13. Quốc lộ 13 là trục giao thông xương sống kết nối tỉnh Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên với TP Hồ Chí Minh, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương. Tổng Giám đốc Becamex IDC (chủ đầu tư) Phạm Ngọc Thuận cho biết, dự án dài gần 13km, mở rộng bên phải thêm hai làn xe rộng từ 12-18m, từ sáu làn xe lên tám làn xe, bề mặt đường rộng từ 39,5-40,5m. Trên tuyến còn xây dựng cầu vượt qua nút giao thông Hữu Nghị-ngã tư Bình Hòa với quy mô dài 880m, rộng 17m; cầu vượt qua nút giao thông Hòa Lân dài 646m, rộng 17m… Tổng kinh phí xây dựng gần 1.400 tỷ đồng.

Song song đó, tỉnh cũng đang triển khai dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên đường Mỹ Phước-Tân Vạn; hoàn thành đường tạo lực Bắc Tân Uyên-Phú Giáo-Bàu Bàng; nâng cấp các tuyến đường ĐT.746, ĐT.747B, ĐT.743. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên các tổ ng tác, theo dõi chỉ đạo triển khai thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm.

Đồng bộ hạ tầng kết nối vùng

Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương thông tin, năm 2023, Bình Dương quyết tâm hoàn thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên-Phú Giáo-Bàu Bàng nối với tỉnh Bình Phước để tạo thành trục giao thông liên kết vùng. Tuyến đường được thiết kế sáu làn xe với chiều dài gần 48km, tổng mức đầu tư gần 4.600 tỷ đồng. Khi hoàn thành sẽ giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa về các đầu mối giao thông quan trọng ở Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và

Bà Rịa-Vũng Tàu, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Để tạo động lực cho sự phát triển liên vùng, năm 2023, tỉnh Bình Dương dồn lực xúc tiến triển khai các dự án như vành đai 3, vành đai 4, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành; phối hợp các địa phương thực hiện dự án cầu Bạch Đằng 2 nối Bình Dương-Đồng Nai; nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 trên sông Sài Gòn nối với TP Hồ Chí Minh… Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương Nguyễn Anh Minh cho hay, các dự án đã, đang dần hoàn thiện không chỉ thay đổi diện mạo đô thị, khơi thông điểm nghẽn trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh mà còn thúc đẩy liên kết trong phát triển của vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Để có nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, tỉnh đang vận dụng rất nhiều biện pháp. Tỉnh sẽ tập trung nguồn thu qua việc thực hiện rà soát, đấu giá một số quỹ đất ng, phát triển các khu đô thị, khu dân cư dọc các tuyến đường, qua đó thu một khoản lớn về tiền sử dụng đất, phục vụ ngược lại cho ng tác đầu tư, xây dựng hạ tầng. Bên cạnh đó, huy động nguồn xã hội hóa trong phát triển hạ tầng giao thông.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, năm 2023, tỉnh sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch đầu tư ng, nhất là những khó khăn, vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng. Tập trung mọi nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị, dịch vụ làm tiền đề xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.

Về kế hoạch thời gian tới, tỉnh Bình Dương tập trung toàn lực cho đầu tư, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thiện một số tuyến cao tốc trên địa bàn tỉnh và đến năm 2030 phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nội tỉnh và kết nối vùng, với đa dạng các loại hình giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt. Trọng tâm là tuyến vành đai 3, 4, cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành, đường sắt Bàu Bàng-Cái Mép và tuyến metro số 1 từ Suối Tiên về trung tâm thành phố mới Bình Dương.

Để các dự án hạ tầng giao thông thực hiện đúng tiến độ, theo kế hoạch đầu tư ng năm 2023, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương huy động là hơn 18.675 tỷ đồng. Tổng nhu cầu vốn ngân sách địa phương trong năm 2023 của 289 dự án đã đủ điều kiện bố trí vốn là hơn 8.996 tỷ đồng, theo nguyên tắc, thứ tự ưu tiên. Năm 2023, tỉnh Bình Dương tiếp tục ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng, trong đó hạ tầng giao thông đi trước một bước với 103 dự án có tổng vốn bố trí là 12.819 tỷ đồng, chiếm 58,8% tổng kế hoạch vốn năm 2023. Đáng chú ý có các dự án như đường dọc ven sông Bé; vành đai 4; giải phóng mặt bằng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành; nâng cấp mở rộng đường An Bình kết nối cầu vượt Sóng Thần…

Bình Dương sẽ thường xuyên rà soát, thống kê các dự án chậm tiến độ, dừng thi ng, đội vốn, cần thiết cắt, giảm, giãn tiến độ để đánh giá hiệu quả đầu tư, tránh gây lãng phí. Đồng thời, kiên quyết cắt giảm các danh mục dự án đầu tư chưa cần thiết, phát huy hiệu quả không cao, không tạo ra dư địa phát triển, để tập trung vốn cho các dự án cần thiết, bức xúc, có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế vùng và nội tỉnh…

(Còn nữa)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *